Kết thúc 2 buổi họp vào ngày 30/10, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) quyết định hạ lãi suất lần thứ 3 trong năm, nhưng cho biết có thể sẽ tạm dừng nới lỏng chính sách.

Theo đó, Uỷ ban Thị trưởng Mở Liên bang (FOMC) thông báo hạ lãi suất 0,25%, xuống khoảng 1,5% – 1,75%. NHTW cũng chỉ ra lý do tại sao lại đưa ra động thái này, họ lo ngại về đà tăng tưởng toàn cầu đang yếu đi, lạm phát thấp và một số vấn đề khác. Lãi suất này được sử dụng với lãi cho vay mua nhà, thẻ tín dụng và nhiều khoản vay khác tại Mỹ.

Khác với các cuộc họp kể từ tháng 9, cuộc họp lần này không xuất hiện cụm từ “sẽ hành động phù hợp” để giữ đà tăng trưởng từ ông Powell. Đây là một động thái cho thấy Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất. Thay vào đó, FOMC cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tác động của những thông tin sắp tới đến nền kinh tế, trong khi đánh giá bước đi thích hợp cho biên độ mục tiêu lãi suất liên bang.” Ngoài ra, cơ quan này cũng phát tín hiệu rằng sắp tới sẽ tạm ngừng nới lỏng chính sách.

Phát biểu sau cuộc họp, ông Powell thậm chí còn đưa ra ngôn từ rõ ràng hơn, nói rằng các quan chức của NHTW “nhận thấy lập trường chính sách tiền tệ ở thời điểm hiện tại có thể vẫn là phù hợp, miễn là những thông tin sắp tới về nền kinh tế giống với triển vọng.” Ông cũng cho biết “sự điều chỉnh giữa kỳ” được nhắc đến trong nhiều tháng qua đã sắp kết thúc. Fed sẽ cần phải chứng kiến lạm phát “tăng đáng kể” trước khi tăng lãi suất.

Quyết định hạ lãi suất của Fed lần này vấp phải sự phản đối của chủ tịch Fed Boston Eric Rosengren và chủ tịch Fed Kansas Esther George. Họ cho rằng việc nới lỏng chính sách là không cần thiết.

Sau cuộc họp, thị trường đang tiếp tục tìm kiếm dấu hiệu cho thấy liệu Fed có để ngỏ về động thái tiếp theo với chính sách tiền tệ, như sau 9 lần nâng lãi suất kể từ tháng 12/2015. Dù thị trường đã đặt cược khoảng 100% cho cuộc họp lần này, nhưng nhà đầu tư chỉ nhận thấy khoảng 25% Fed sẽ hạ lãi suất sau cuộc họp tiếp theo vào ngày 10-11/12.

Trong bài phát biểu sau cuộc họp, ông Powell và nhiều quan chức của Fed chỉ ra rằng nền kinh tế Mỹ vẫn rất mạnh, nhờ chi tiêu tiêu dùng ở mức vững chắc, nhưng bị đe doạ bởi những yếu tố khác như tăng trưởng toàn cầu giảm tốc, chiến tranh thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng những bất ổn liên quan đển Brexit.

Theo CafeF.vn

    Hỗ trợ giải đáp




    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *