Tăng trưởng vượt mọi dự báo… do đâu?

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP đạt 6,98% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng trưởng cao nhất 9 năm qua. Cơ quan này khẳng định, kết quả tăng trưởng cao khẳng định sự quyết đoán, kịp thờ và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, ngành vào mục tiêu tăng trưởng chung.

Tăng trưởng của Việt Nam cao nhất gần 1 thập kỷ qua

 

Đáng mừng, trong mức tăng chung của nền kinh tế, hiện khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,02% giảm so với năm 2018; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,36%, đóng góp 52,6% vào mức tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,85%, đóng góp 42,6%.

Như vậy, có thể nói công nghiệp và dịch vụ đang có chuyển biến nhanh chóng, thay nhau làm trụ cột tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Theo đánh giá, ngành công nghiệp tăng trưởng trên 9,56%, đóng góp 3,16% vào tăng GDP. Riêng chế biến, chế tạo khẳng định điểm sáng, động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với mức tăng trên 11,38%, đóng góp vào mức tăng GDP khoảng 2,42%.

Trong khi đó, ngành khai thác khoáng sản đang có bước tăng trưởng chậm chạp, khi chỉ đạt 2,68%, đóng góp 0,17% vào tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế.

Dữ liệu này cho thấy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang có dấu hiệu khởi sắc đặc biệt nền kinh tế Việt Nam không còn quá lệ thuộc vào khu vực khai thác thô như: dầu thô, than đá hoặc xuất khẩu khoáng sản để lấy tăng trưởng như trước đây.

Ở lĩnh vực dịch vụ, mức tăng trưởng cao 6,85%, các ngành như thương mại có đóng góp gần 1% vào tăng trưởng chung. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đóng góp gần 0,5%, dịch vụ lưu trú, ăn uống đóng góp gần 0,3% vào GDP…

Quốc tế đánh giá cao, Việt Nam là điểm sáng!

Kinh tế Việt Nam chủ động hội nhập nhanh, mạnh với nền kinh tế toàn cầu luôn nằm trong thước đo của các tổ chức quốc tế. Mới đây, trong báo cáo của mình, Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) khẳng định tăng trưởng của Việt Nam hiện cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Tăng trưởng Việt Nam cao nhất Đông Nam Á

 

Tổ chức này dẫn hàn thử biểu về kinh tế 10 nước Đông Nam Á để nói về trường hợp nếu tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến chỉ 6,7% vào năm 2019, con số này vẫn vượt trội so với các nền kinh tế còn lại trong khu vực và Việt Nam vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á.

Báo cáo của ICAEW cho rằng, tăng trưởng kinh tế chung của khu vực trong nửa đầu năm 2019 chậm lại 4% so với 4,5% cùng kỳ năm 2018. Trong khu vực, chỉ có Việt Nam và Malaysia có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội so với khu vực (Malaysia là gần 6%). Trong khi đó, các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại quốc tế như Singapore, Thái Lan và Philippines tăng trưởng giảm sút do đà xuất khẩu chậm lại đè nặng lên sự tăng trưởng.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây cũng ra thông báo đề cập đến tăng trưởng của Việt Nam. Trong đó, ADB khẳng định kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng cao trong năm 2019 và 2020, ở mức tương ứng là 6,8% và 6,7%.

“Nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh nhờ cầu nội địa tiếp tục gia tăng và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được duy trì. Triển vọng về tiêu dùng trong nước tiếp tục sáng sủa, được hỗ trợ bởi sự gia tăng thu nhập, mở rộng việc làm, và lạm phát duy trì ở mức thấp”, Giám đốc ADB tại Việt Nam ông Eric Sidgwick dự báo sáng sủa đối với kinh tế Việt Nam.

Sẽ hành động vì ước mơ…

Tại Diễn đàn thường niên Cải cách và Phát triển 2019 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã chủ động hội nhập sân chơi toàn cầu với 14 Hiệp định thương mại tự do song và đa phương (FTAs) với hàng loạt đối tác lớn.

Giới chuyên gia quốc tế đánh giá cao sự tăng trưởng, đổi mới của Việt Nam

 

“Việt Nam là mảnh ”đất lành” được nhiều nhà đầu tư quốc tế tin cậy và sẵn sàng là đối tác của nhiều quốc gia, đối tác phát triển trên thế giới”, Thủ tướng nhắc.

Việt Nam đã đón được có “dòng chảy” của chuỗi giá trị toàn cầu đi qua như Samsung, LG, Fujitsu, Aeon, Nestle, Nike, Intel,… và Mặc dù kinh tế thế giới có rất nhiều khó khăn, nhưng theo Thủ tướng: “Một Việt Nam không ngừng mơ ước và đã hành động với những ước mơ đó trong toàn bộ lịch sử cải cách và phát triển”.

Một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm là đầu tư công chưa cải thiện, các nút thắt về doanh nghiệp Nhà nước chưa được tháo gỡ, thể chế và cơ chế kinh tế chưa có phát kiến nổi bật để giúp tăng trưởng cao thì nền kinh tế đón nhận sức bật từ kinh tế tư nhân.

Kinh tế tư nhân với những dự án lớn, doanh nghiệp lớn đầu tư thật, làm thật và có giá trị thật như: dự án VinFast của tập đoàn VinGroup, dự án đầu tư cảng hàng không Vân Đồn của Sungroup, hang bay FLC, VinAir; quả ngọt của nhà máy lắp ráp xe Mazda lớn nhất Đông Nam Á của Trường Hải, hay mới đây là dại dự án 4 tỷ USD xây dựng Thành phố thông minh (Smart City tại Đông Anh do Tập đoàn BRG và Sumitomo (Nhật Bản)… đã cho thấy sức bật lớn mạnh của kinh tế tư nhân.

Lời “gan ruột” của giới chuyên gia

Nói về thành tích, nhưng chúng ta không thể quá lạc quan, phải nhìn nhận nền kinh tế đã, đang và sẽ đối mặt với điểm yếu cố hữu và trở lực từ bên ngoài.

Bối cảnh khu vực kinh tế quốc tế đang rối như tơ vò khi chiến tranh thương mại nổ ra khắp nơi, chủ nghĩa bảo hộ, gian lận xuất xứ đang phổ biến. Thế giới đang ở hiểm họa giá dầu và các cuộc chiến tiền tệ lao thang khi một số nước OPEC nguy cơ lâm vào xung đột chính trị, việc FED tăng lãi suất đồng USD hay Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ… cũng và sẽ tác động lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại những điểm nghẽn khó giải quyết trong sớm chiều: giải ngân đầu tư công còn chậm chỉ đạt trên 40% Chính phủ giao và dưới 40% Quốc hội phê duyệt. Trong khi đó, mặc dù Nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Chính phủ ban hành, nhiều chính sách lớn của Đảng, Chính phủ ra đời song hiệu quả trong thực tiễn vẫn chậm, nhiều nơi, nhiều chỗ tư tưởng Nghị quyết, quyết sách lớn của đất nước không được thực thi.

Tại Diễn đàn thường niên Cải cách và Phát triển Việt Nam được tổ chức gần đây ở Hà Nội, Tiến sĩ David Dollar, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Brookings (Hoa Kỳ) nói: Để cải thiện thu nhập bình quân đầu người, Việt Nam cần đảm bảo tăng trưởng cao và thu hút đầu tư hiệu quả tốt và để làm được điều này buộc Việt Nam phải có cải cách mạnh mẽ, ngay cả Mỹ muốn duy trì tăng trưởng tốt vẫn phải liên tục thực hiện cải cách.

Nhưng đằng sau đó, còn rất nhiều bộn bề, lo toan cho nền kinh tế non trẻ trước nhiều thách thức của thời cuộc và cả sự yếu kém của nội tại đặt ra

 

“Môi trường kinh doanh Việt Nam có cải thiện những năm qua, nhưng vẫn còn những yếu kém, đơn cử quy trình phá sản còn phức tạp gây khó khăn để doanh nghiệp tuyên bố phá sản và tăng quy mô thông qua hợp nhất doanh nghiệp”, Tiến sĩ Dollar nói.

Còn Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Ousmane Dione nói: Mặc dù có những thành tựu ấn tượng, song Việt Nam vẫn chưa thành công trong tạo ra thể chế thị trường có hiệu lực, hiệu quả. Điều này cản trở sự phát triển lành mạnh của khu vực tư nhân trong nước.

Nói về thành tích, nhưng chúng ta không thể quá lạc quan, phải nhìn nhận nền kinh tế đã, đang và sẽ đối mặt với điểm yếu cố hữu và trở lực từ bên ngoài.

Bối cảnh khu vực kinh tế quốc tế đang rối khi chiến tranh thương mại nổ ra khắp nơi, chủ nghĩa bảo hộ, gian lận xuất xứ đang phổ biến; Thế giới đang ở hiểm họa giá dầu và các cuộc chiến tiền tệ lao thang khi một số nước OPEC nguy cơ lâm vào xung đột hay việc FED tăng lãi suất đồng USD; Trung Quốc hạ giá đồng Nhân dân tệ… đã và sẽ tác động lớn đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam nói riêng.

Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại những điểm nghẽn khó giải quyết trong sớm chiều: giải ngân đầu tư công chậm chỉ đạt trên 40% Chính phủ giao và dưới 40% Quốc hội phê duyệt. Mặc dù Nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Chính phủ ban hành, nhiều chính sách lớn của Đảng, Chính phủ ra đời song hiệu quả trong thực tiễn vẫn chậm, nhiều nơi, nhiều chỗ, tư tưởng, quyết sách lớn của đất nước chưa được thực thi.

Tại Diễn đàn thường niên Cải cách và Phát triển Việt Nam được tổ chức gần đây ở Hà Nội, Tiến sĩ David Dollar, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Brookings (Hoa Kỳ) nói: Để cải thiện thu nhập bình quân đầu người, Việt Nam cần đảm bảo tăng trưởng cao và thu hút đầu tư hiệu quả tốt và để làm được điều này buộc Việt Nam phải có cải cách mạnh mẽ.

“Môi trường kinh doanh Việt Nam có cải thiện những năm qua, nhưng vẫn còn những yếu kém, đơn cử quy trình phá sản còn phức tạp gây khó khăn để doanh nghiệp tuyên bố phá sản và tăng quy mô thông qua hợp nhất doanh nghiệp”, Tiến sĩ Dollar cho rằng.

Còn Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Ousmane Dione nói: Mặc dù có những thành tựu ấn tượng, song Việt Nam vẫn chưa thành công trong tạo ra thể chế thị trường có hiệu lực, hiệu quả. Điều này cản trở sự phát triển lành mạnh của khu vực tư nhân trong nước.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Trong khi kinh tế Nhà nước chậm thay đổi, các động lực mới chưa có, khu vực tư nhân đã và đang trở thành bệ đỡ cho cả nền kinh tế.

“Vai trò kinh tế tư nhân là tốt thật, khẳng định thật! Đó là sự thật và chúng ta phải tháo gỡ cho doanh nghiệp tư nhân thực sự phát triển. Cơ hội mất đi sẽ không lấy lại được, tư nhân và Nhà nước nếu hợp lực thì cơ hội cho nền kinh tế sẽ lớn hơn nhiều nữa”, ông Thiên nói.

Theo Báo Dân trí

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *